giaviamthuc
14-01-2013, 02:52 PM
- Vị Umami được xem là 1 trong 5 vị cơ bản, bên cạnh vị ngọt, mặn, chua, đắng. Vậy vị Umami ra sao nhỉ?
http://www.ninhthuantourist.com.vn/wp-content/uploads/2012/11/umami-300x225.gif (http://www.ninhthuantourist.com.vn/wp-content/uploads/2012/11/umami.gif)umami ẩm thực
- Trong buổi hội thảo “Văn hóa ẩm thực Việt Nam và vị Umami” do trường Trung học Nghiệp vụ du lịch và khách sạn TP.HCM tổ chức, các chuyên gia ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản đã giới thiệu thêm một vị có vẻ mới đối với nhiều người: vị Umami. Theo thạc sĩ Bùi Thị Minh Thủy, Trưởng bộ môn Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật, tuy ẩm thực còn có khá nhiều vị như: bùi, chát, cay… nhưng chỉ những vị nào mà gai đầu lưỡi có dây thần kinh kích thích tương ứng với nó mới được gọi là vị cơ bản.
Thạc sĩ Yoko Asakura, đến từ Trung tâm Thông tin Glutamate Quốc tế, cho biết vị Umami (do giáo sư Kikunae Ikeda, trường Đại học Hoàng gia Tokyo, Nhật Bản, tìm ra từ năm 1908) là tên gọi chỉ vị ngọt dịu, hơi lợ, được tạo ra bởi glutamate, một trong hơn 20 axít amin được tìm thấy trong tự nhiên và là thành phần chính của chất đạm.
Ngay từ bé, con người đã quen với vị ngọt lợ này vì vị Umami có trong rất nhiều thực phẩm tự nhiên như: thịt, cá, trứng, sữa (đặc biệt là sữa mẹ), nấm, cà chua, đậu nành, bắp cải… và các sản phẩm lên men tẩm ướt như nước mắm, nước tương.
Trong ẩm thực các nước, vị Umami cũng khá quen thuộc. Với người Trung Quốc, đó là vị của nước dùng chiết xuất từ thịt và xương. Ẩm thực Nhật Bản có món dashi nấu từ rong biển và cá ngừ khô cũng có vị Umami. Ẩm thực Việt Nam cũng có rất nhiều món ăn có vị Umami như các loại phở, bún có nước dùng nấu từ gà, thịt, xương heo, hải sản… Nước dùng ngon phải được nấu từ xương của động vật già, đủ độ săn chắc (nếu xương non, nước dùng sẽ bị chua, không đủ ngọt, không thơm).
Lan Anh
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
Nguồn: http://www.ttdinhduong.org/bacsivaban.php?start=0amp;tuvanid=123
=============================== .
Tag: mì chính (http://hgpharm.com.vn/mi-chinh-co-an-toan-cho-suc-khoe-cua-nguoi-tieu-dung-khong/), bot ngot (http://hgpharm.com.vn/nen-nem-bot-ngot-luc-nao/)
http://www.ninhthuantourist.com.vn/wp-content/uploads/2012/11/umami-300x225.gif (http://www.ninhthuantourist.com.vn/wp-content/uploads/2012/11/umami.gif)umami ẩm thực
- Trong buổi hội thảo “Văn hóa ẩm thực Việt Nam và vị Umami” do trường Trung học Nghiệp vụ du lịch và khách sạn TP.HCM tổ chức, các chuyên gia ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản đã giới thiệu thêm một vị có vẻ mới đối với nhiều người: vị Umami. Theo thạc sĩ Bùi Thị Minh Thủy, Trưởng bộ môn Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật, tuy ẩm thực còn có khá nhiều vị như: bùi, chát, cay… nhưng chỉ những vị nào mà gai đầu lưỡi có dây thần kinh kích thích tương ứng với nó mới được gọi là vị cơ bản.
Thạc sĩ Yoko Asakura, đến từ Trung tâm Thông tin Glutamate Quốc tế, cho biết vị Umami (do giáo sư Kikunae Ikeda, trường Đại học Hoàng gia Tokyo, Nhật Bản, tìm ra từ năm 1908) là tên gọi chỉ vị ngọt dịu, hơi lợ, được tạo ra bởi glutamate, một trong hơn 20 axít amin được tìm thấy trong tự nhiên và là thành phần chính của chất đạm.
Ngay từ bé, con người đã quen với vị ngọt lợ này vì vị Umami có trong rất nhiều thực phẩm tự nhiên như: thịt, cá, trứng, sữa (đặc biệt là sữa mẹ), nấm, cà chua, đậu nành, bắp cải… và các sản phẩm lên men tẩm ướt như nước mắm, nước tương.
Trong ẩm thực các nước, vị Umami cũng khá quen thuộc. Với người Trung Quốc, đó là vị của nước dùng chiết xuất từ thịt và xương. Ẩm thực Nhật Bản có món dashi nấu từ rong biển và cá ngừ khô cũng có vị Umami. Ẩm thực Việt Nam cũng có rất nhiều món ăn có vị Umami như các loại phở, bún có nước dùng nấu từ gà, thịt, xương heo, hải sản… Nước dùng ngon phải được nấu từ xương của động vật già, đủ độ săn chắc (nếu xương non, nước dùng sẽ bị chua, không đủ ngọt, không thơm).
Lan Anh
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
Nguồn: http://www.ttdinhduong.org/bacsivaban.php?start=0amp;tuvanid=123
=============================== .
Tag: mì chính (http://hgpharm.com.vn/mi-chinh-co-an-toan-cho-suc-khoe-cua-nguoi-tieu-dung-khong/), bot ngot (http://hgpharm.com.vn/nen-nem-bot-ngot-luc-nao/)